Kết quả nghiên cứu về dê, cừu, bò sữa tại trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia súc lớn
Phí Như Liễu, Hoàng Thị Ngân và Đinh Văn Cải
Trung tâm nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi gia súc lớn – Phân Viện Chăn nuôi Nam bộ
Tác giả liên hệ: Phí Như Liễu, Tel: 0913143725, Email: phinhulieurrdc@gmail.com
Tháng 11/1994 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Gia súc lớn Sông Bé đã tiếp nhận 88 con của ba giống dê nhập từ Ấn Độ (Jumnapari, Barbari, Beetal) và từ đó tiến hành triển khai các nghiên cứu về khả năng thích nghi, nhân thuần và lai tạo với dê Bách Thảo nhằm mục đích nâng cao khả năng tăng trưởng, khối lượng và năng suất sữa của con lai. Theo kết quả nghiên cứu của Đậu Văn Hải và cs. (1999), cho thấy, hai giống Jumnapari và Barbari có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, khối lượng trưởng thành Jumnapari 44 kg và Barbari 33 kg, tương đương với dê nuôi tại Ấn Độ cùng lứa tuổi. Tăng khối lượng của dê con từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi đạt 75,56 gam/ngày đối với Jumnapari và 71,11 gam/ngày đối với Barbari. Tuổi đẻ lần đầu của Jumnapari là 729 ngày, Barbari 486 ngày. Sản lượng sữa của Jumnapari 172,8 kg cho 180 ngày và Barbari 139,5 kg cho 150 ngày cao hơn dê Bách thảo. Tuy nhiên trong 3 năm đầu tỷ lệ chết của đàn dê khá cao, nhất là vào mùa mưa ẩm. Có thể chúng phải thích nghi từ từ với khí hậu nóng ẩm của Sông Bé, Việt Nam.
Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, Số 76, tháng 06/2017.
Bài viết liên quan:
- Khảo nghiệm năng suất, chất lượng một số giống cỏ: Ruzi, cỏ sả TD 58 và cỏ sả Hamil tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
- Khả năng sản xuất của một số nhóm bò lai hướng thịt trong điều kiện chăn nuôi tại tỉnh tây Ninh
- Kết quả nghiên cứu về thức ăn và dinh dưỡng cho trâu, bò tại trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia súc lớn
- Kết quả nghiên cứu nhân thuần và lai tạo bò thịt tại trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia súc lớn
- Kết quả nghiên cứu cây thức ăn và đồng cỏ tại trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia súc lớn
- Một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của một số nhóm bò lai hướng thịt tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh
- Kết quả điều tra, khảo sát tình hình phát triển chăn nuôi bò và thị trường tiêu thụ thịt bò tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh
- Khảo nghiệm năng suất, chất lượng một số giống cỏ: Ruzi, cỏ sả TD 58 và cỏ sả Hamil tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh
- Ảnh hưởng của khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh được lên men từ thân cây bắp sau thu hoạch đến lượng thức ăn thu nhận, năng suất, chất lượng sữa và chi phí thức ăn của bò lai HF
- Kết quả lai tạo và nuôi dưỡng bê lai hướng thịt tại An Giang